Một chế độ ăn lành mạnh và thân thiện với thận là 1 chế độ ăn cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết cũng như hạn chế những gánh nặng lên thận. Hãy làm việc với chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng, hoặc chuyên gia dinh dưỡng cộng đồng để lập một kế hoạch bữa ăn đáp ứng nhu cầu cá nhân của bạn.
Nguyên tắc dinh dưỡng đối với người mắc bệnh thận mạn tính
Người bị bệnh thận nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều vi chất được trực tiếp lọc và đào thải qua thận như: natri, kali và phốt pho
Lượng kali và natri trong khẩu phần ăn hàng ngày nên ít hơn 2g/ngày, và phốt pho chỉ nên ăn từ 0,8-1g/ngày.
Chất đạm và canxi đều có ảnh hưởng vừa tích cực vừa tiêu cực đối với điều trị bệnh thận mạn tính.
Protein là nguồn chính của chất đạm trong chế độ ăn. Trong một số trường hợp, việc hạn chế lượng protein có thể giúp giảm gánh nặng cho thận bằng cách giảm lượng chất cặn đạm sinh ra từ quá trình chuyển hóa protein. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều protein có thể tăng căng thẳng cho thận, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh thận mạn tính. Sự chuyển hóa protein có thể tạo ra những chất cặn đạm, gây ra áp lực và gây hại cho chức năng thận. Vậy nên, cố gắng giữ cho các phần thịt chỉ từ 100 – 200 gram/ngày.
Canxi là một chất khác bị ảnh hưởng bởi bệnh thận. Canxi giúp xương chắc khỏe, nhưng nếu bổ sung quá nhiều, nó có thể để lại cặn canxi trong mạch máu. Nếu tiêu thụ quá nhiều canxi có thể tạo ra cặn canxi trong thận, gây ra sỏi thận và tăng nguy cơ bệnh thận. Đối với những người mắc bệnh thận mạn tính, việc kiểm soát lượng canxi tiêu thụ thông qua chế độ ăn là rất quan trọng.
Gợi ý dinh dưỡng đối với người mắc bệnh thận mạn tính
Dựa theo nguyên tắc dinh dưỡng trên đối với người mắc bệnh thận, dưới đây là 6 loại thực phẩm phù hợp với người mắc bệnh thận mạn tính nên ăn:
1. Các loại rau cải xanh:
Rau cải xanh như cải bắp cải, bông cải xanh, cần tây, và rau cải bok choy chứa ít kali và natri, giúp giảm áp lực cho thận.
Súp lơ xanh là 1 loại rau bổ dưỡng, là nguồn cung cấp nhiều dinh dưỡng đặc biệt là vitamin C, vitamin K, vitamin B và chất xơ
1 đĩa (tương đương 124g) súp lơ luộc chín có chứa:
Natri: 19 mg
Kali: 176 mg
Phốt pho: 40 mg
Cải bắp chứa nhiều vitamin K, C, B nhưng ít phốt pho, kali và natri. Đồng thời cung cấp chất xơ không hòa tan giúp thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên và hình thành phân
Trong 70g cây bắp cải có chứa:
Natri: 13 mg
Kali: 119 mg
Phốt pho: 18 mg
2. Hoa quả chứa ít kali
Các loại quả như táo, lê, dưa hấu và dưa chuột, cùng với rau như cà chua, cà rốt, và cần tây thường có hàm lượng kali thấp, phù hợp cho người mắc bệnh thận.
Lấy ví dụ như Dứa là loại trái cây có lượng kali rất thấp. Nó cũng giàu chất xơ, vitamin C và bromelain – 1 loại enzyme giúp giảm viêm
Trong 165g dứa có chứa:
Natri: 2 mg
Kali: 180 mg
Phốt pho: 13 mg
1 loại quả khác cũng thân thiện với người mắc bệnh thận mạn tính, đó là nho đỏ. Trong nho đỏ chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa Resveratrol – 1 chất chống oxy hoá mạnh mẽ có tác dụng giảm viêm
Mô tả ảnh: Nên ăn nho đỏ cả vỏ để giữ hết giá trị dinh dưỡng
Trong 75g nho đỏ chứa:
Natri: 1,5 mg
Kali: 144 mg
Phốt pho: 15 mg
3. Thịt gà và cá:
Thịt gà và cá là nguồn protein có chất lượng cao và ít chất béo, hàm lượng kali thấp hơn so với thịt đỏ và giúp giảm căng thẳng cho thận
Thịt gà không da hay ức gà chứa ít phốt pho, kali và natri hơn các phần khác của thịt gà. Nên lựa chọn thịt gà tươi, tránh các loại thịt gà nướng sẵn vì những loại đó có chứa một lượng lớn natri và phốt pho.
Trong 84g ức gà không da có chứa:
Natri: 63 mg.
Kali: 216 mg.
Phốt pho: 192 mg
4. Lòng trắng trứng:
Trứng cung cấp protein có chất lượng cao và ít kali, là một thực phẩm thân thiện cho người mắc bệnh thận, nhất là bệnh nhân đang điều trị lọc máu, người cần lượng protein cao nhưng vẫn phải hạn chế phốt pho
Trong 2 lòng trắng trứng (tương đương 66g) có chứa:
Natri: 110 mg
Kali: 108 mg
Phốt pho: 10 mg
5. Ngũ cốc nguyên hạt:
Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, lúa mạch, và yến mạch cung cấp carbohydrate có chất lượng cao và ít kali, giúp duy trì năng lượng và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
6. Dầu ô-liu, dầu hạt chia và hạt lanh:
Đây là 1 nguồn chất béo và phốt pho lành mạnh cho người mắc bệnh thận. Dầu ô-liu, hạt chia và hạt lanh chứa axit béo omega-3 (chất béo không bão hoà) có lợi cho sức khỏe tim mạch và giúp giảm viêm nhiễm trong cơ thể, phù hợp cho người mắc bệnh thận.
Một muỗng canh (khoảng 13,5g) dầu ô-liu có chứa:
Natri: 0,3 mg
Kali: 0,1 mg
Phốt pho: 0 mg
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là thảo luận với bác sĩ dinh dưỡng lâm sàng hoặc chuyên gia dinh dưỡng cộng đồng để có kế hoạch ăn uống phù hợp nhất cho tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi người mắc bệnh thận.
Bạn có thể tìm đến sự trợ giúp của các bác sĩ dinh dưỡng lâm sàng là những bác sĩ, những người cử nhân dinh dưỡng có chứng chỉ hành nghề, làm việc trong các cơ sở y tế, khi thăm khám, bạn sẽ được thực hiện các xét nghiệm, được phân tích và đọc các chỉ số để đưa ra các phác đồ hiệu quả nhất.
Dễ dàng tiếp cận hơn là những chuyên viên dinh dưỡng cộng đồng, họ có các chứng chỉ về dinh dưỡng và có khả năng tư vấn cho những người cần xây dựng chế độ ăn.