TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĂN BỔ SUNG

Tầm quan trọng của ăn bổ sung

1. Ăn bổ sung là gì?

Ăn bổ sung nghĩa là ngoài bú sữa mẹ, trẻ được ăn thêm (ăn sam, ăn dặm) các thức ăn lỏng hoặc đặc khác.

Thức ăn bổ sung thông thường:

  • Bữa chính: Bột, cháo, cơm…được chế biến phù hợp theo nhu cầu và độ tuổi của trẻ
  • Bữa phụ: Bánh qui, hoa quả, sữa chua, trứng…
  • Nói cách khác: khi trẻ đã lớn (trên sáu tháng tuổi), sữa mẹ không còn đáp ứng đủ năng lượng nữa nên ngoài việc tiếp tục bú mẹ trẻ được ăn thêm các loại thức ăn khác để bù đắp sự thiếu hụt này như vậy gọi là cho trẻ ăn bổ sung.

2. Tại sao cần cho trẻ ăn bổ sung ?

• Một nghiên cứu của Tổ chức Y Tế Thế giới đã giải thích rất rõ tại sao cần cho trẻ ăn bổ sung và cho trẻ ăn bổ sung vào thời điểm nào là thích hợp nhất.

Tại sao phải cho trẻ ăn bổ sung
Tại sao phải cho trẻ ăn bổ sung

Trong biểu đồ này, mỗi cột biểu thị tổng năng lượng cần theo độ tuổi của trẻ. Phần màu sẫm biểu thị mức năng lượng do sữa mẹ cung cấp và phần mầu sáng biểu thị sự thiếu hụt năng lượng so với nhu cầu của trẻ.

Từ 6 tháng (180 ngày) trở đi có sự thiếu hụt (mầu trắng) bắt đầu xuất hiện và tăng dần theo độ tuổi của trẻ.

Vì vậy khi trẻ được 6 tháng tuổi là thời gian thích hợp nhất để bắt đầu ăn bổ sung.

Cho trẻ ăn quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt cho trẻ vì:

  • Quá sớm: Trẻ bú ít đi vừa bỏ phí nguồn dinh dưỡng và kháng thể tốt nhất lại vừa làm sự tiết sữa giảm dần. Hơn thế nữa khi ăn thêm thức ăn khác sớm khi ruột trẻ còn yếu dễ bị tiêu chảy.
  • Quá muộn: Sữa mẹ không còn cung cấp đủ năng lượng, trẻ không nhận được đủ thức ăn cần cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ làm trẻ chậm lớn và chậm phát triển. Nguy cơ thiếu vi chất và suy dinh dưỡng.
  • Từ tháng thứ 7 trở đi sữa mẹ không đủ cung cấp năng lượng cho trẻ nên bà mẹ cần cho trẻ ăn bổ sung. Vì vậy đối với đa số trẻ, khi trẻ được 6 tháng tuổi là thời gian thích hợp nhất (không sớm hơn cũng không muộn hơn) để bắt đầu cho ăn bổ sung.

Ghi nhớ:

Thời gian thích hợp nhất để bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung là khi trẻ tròn 6 tháng (180 ngày).

Trong giai đoạn cho trẻ ăn bổ sung vẫn tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 2 tuổi hoặc lâu hơn nữa sẽ giúp trẻ phát triển và khoẻ mạnh.

3. Cách cho trẻ Ăn Bổ Sung thế nào là phù hợp (Số lượng và tần suất cho trẻ Ăn Bổ Sung):

Khi bắt đầu ăn bổ sung, hệ tiêu hoá của trẻ cần có thời gian để thích nghi với thức ăn, trẻ cần học cách đảo thức ăn trong miệng và nuốt thức ăn vì vậy gia đình nên tập ăn cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn lượng tăng dần từ lỏng đến đặc mỗi lần ăn 2-3 thìa nhỏ/lần x 2 lần/ngày. Thời gian tập cho trẻ tập ăn thường trong vòng vài ba ngày (không nên kéo dài thời gian tập ăn quá 1 tuần).

Khẩu phần ăn của trẻ cũng cần tăng dần theo độ tuổi như khuyến cáo của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia trong bảng dưới đây:

TUỔI

SỐ BỮA/NGÀY

SỐ LƯỢNG MỖI BỮA ĂN

6- 8 tháng

2-3 bữa chính +1-2 bữa phụ + bú mẹ thường xuyên.

2-3 thìa (lúc bắt đầu tập ăn bột) tăng dần lên 1/2 bát 250 ml

9 -11 tháng

3-4 bữa + 1-2 bữa phụ + bú mẹ

1/2 bát 250 ml

12-23 tháng

3-4 bữa + 1-2 bữa phụ + bú mẹ

3/4đến 1 bát 250 ml

Lưu ý: Nếu trẻ được bú mẹ thì không nên cho trẻ ăn thêm bất cứ loại sữa bột nào Khi trẻ ABS vẫn duy trì cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được 24 tháng tuổi

Nguyên tắc cho trẻ ăn bổ sung:

Trẻ nhỏ cần học cách ăn
Trẻ nhỏ cần học cách ăn

Bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung từ khi trẻ được 6 tháng (180 ngày), tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi.

Cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, ngày đầu ăn 1-2 thìa bột loãng.

Số lượng bữa ăn tăng dần theo tuổi.

Tận dụng nguồn thực phẩm sẵn có tại địa phương.

Ăn đa dạng các loại thực phẩm. Mỗi bữa ăn của trẻ phải có đủ 4 nhóm thực phẩm.

Làm cho bữa ăn của trẻ có đủ đậm độ năng lượng bằng cách cho thêm dầu hoặc mỡ vào thức ăn của trẻ.

Cho ăn thêm các bữa phụ như hoa quả, sữa chua…
Đảm bảo dụng cụ sạch, tay sạch khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn.

Khi trẻ ốm (bệnh): Chia nhỏ bữa cho trẻ ăn làm nhiều lần và cho trẻ bú mẹ nhiều hơn. Uống thêm nước hoa quả đặc biệt khi tiêu chảy và sốt cao.

Khi trẻ phục hồi (khi khỏi bệnh): Cho trẻ ăn nhiều hơn 1 bữa một ngày cho đến khi trẻ tăng cân trở lại.

Không nên cho trẻ ăn mì chính.
Không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn.

NHU CẦU CỦA TRẺ = SỮA MẸ + ĂN BỔ SUNG

Đủ số lượng bữa ăn trong một ngày theo độ tuổi. Đủ số lượng thức ăn trong 1 bữa.
Đa dạng thực phẩm trong mỗi bữa ăn.

Trẻ nhỏ cần học cách ăn: khuyến khích, kiên trì và giúp đỡ

4. Thế nào là một bữa ăn bổ sung đáp ứng nhu cầu và phù hợp với trẻ:

Bữa ăn bổ sung của trẻ phải đảm bảo ba tiêu chí:

  • Đủ về số lượng: đảm bảo cung cấp đủ năng lượng (kcalo) trẻ cần, tăng dần theo độ tuổi của trẻ.
  • Đủ về chất lượng: Đảm bảo sự đa dạng thức ăn để vừa cung cấp đủ năng lượng vừa bổ sung các loại vitamin, khoáng chất. Mỗi bữa ăn phải đảm bảo ít nhất 4 nhóm thực phẩm bao gồm:
    • Chất bột, đường: Có nhiều ở gạo, ngô, bột mì; các loại khoai củ: sắn, khoai lang, khoai tây; các loại quả có tinh bột như chuối lá, mít.
    •  Các chất đạm: Chất đạm động vật có nhiều ở thịt cá, trứng, sữa, tôm. Chất đạm thực vật có ở đậu, đỗ.
    • Chất béo: Chất béo có ở dầu, mỡ, bơ, một số loại hạt có dầu như vừng, lạc
    • Vitamin, muối khoáng và chất xơ: Có trong các loại rau xanh (rau ngót, rau đay, raubí…) và quả chín (đu đủ, xoài, cam, chuối…).

Phù hợp với sức chứa của dạ dày trẻ: Ví dụ: đối với trẻ 6-8 tháng tuổi, dạ dày của trẻ chỉ chứa được khoảng 200ml tương đương với 2/3 bát ăn cơm. Nếu lượng thức ăn đưa vào có nhiều hơn 200ml sẽ làm trẻ bị nôn, trớ và trẻ sẽ sợ ăn dẫn đến biếng ăn.

5. Những vấn đề thường gặp khi chế biến thức Ăn Bổ Sung cho trẻ và cách khắc phục:

Trên đây là một số cách khắc phục khó khăn thường gặp trong chế biến một bữa ABS đáp ứng nhu cầu cho trẻ. Tuy nhiên chế biến một bữa ăn hợp lý không chưa đủ mà làm thế nào để trẻ ăn hết được khẩu phần ăn mới thực sự đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng để trẻ phát triển tốt.

Cán bộ tư vấn cần khuyên bà mẹ thực hiện cách “Cho trẻ ăn tích cực” để giúp trẻ ăn hết khẩu phần một cách dễ dàng, phòng tránh ăn ép buộc khiến trẻ sợ ăn, chán ăn dẫn đến bệnh biếng ăn. Sau đây là một số điều lưu ý khi cho trẻ ăn:

• Thức ăn:

  • Chú ý đến khẩu vị của trẻ khi chế biến thức ăn.
  • Kết hợp nhiều loại thức ăn khác nhau giúp trẻ ngon miệng.

Cho trẻ các mẩu thức ăn nhỏ để trẻ tự ăn.

Cách cho ăn:

  • ○  Cho trẻ ăn từ từ, kiên nhẫn.
  • ○  Đợi cho trẻ ăn xong mới ăn tiếp.
  • ○  Hạn chế thấp nhất sự sao nhãng và phân tán của trẻ.
  • ○  Khuyến khích và hỗ trợ khi trẻ muốn tự ăn.
  • ○  Ở bên cạnh và chú ý đến trẻ trong suốt bữa ăn.
  • ○  Tạo không khí ăn vui vẻ ấm cúng.

6. CHUẨN BỊ MỘT BỮA ĂN BỔ SUNG HỢP VỆ SINH:

Tại sao cần thực hiện vệ sinh an toàn khi chế biến thức ăn bổ sung cho trẻ

  • Khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung là khi trẻ nhận miễn dịch từ sữa của mẹ giảm đi.
  • Khi trẻ bắt đầu tập ăn bổ sung, hệ thống tiêu hóa của trẻ phải làm quen với thức ăn lạ khác ngoài sữa mẹ, hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện nên trẻ dễ bị bệnh đường tiêu hóa.
  • Thực phẩm và dụng cụ chế biến dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh cũng là yếu tố trung gian khiến trẻ có nguy cơ lây nhiễm đối với các loại vi khuẩn gây bệnh và giun sán.Để chế biến một bữa ABS hợp vệ sinh cho trẻ cần đảm bảo 4 “Sạch”:
    1. Bàn tay “Sạch”.
    2. Dụng cụ “Sạch”.
    3. Thực phẩm “Sạch”.
    4. Bảo quản “Sạch”.

6.1. Bàn tay sạch

Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch khi:

    • Cầm thức ăn, chuẩn bị bữa ăn.
    • Sau khi đi vệ sinh, thay vệ sinh cho trẻ hoặc tiếp xúc với động vật.
    • Tay mình và tay trẻ khi cho trẻ ăn.

6.2. Dụng cụ sạch

    • Giữ gìn dao, thớt đồ đựng thức ăn và nơi nấu ăn luôn gọn gàng sạch sẽ.
    • Rửa ngay các dụng cụ sau khi chế biến thức ăn.
    • Giữ sạch và che đậy các dụng cụ nấu ăn cho trẻ.
    • Để riêng thịt sống, gia cầm và hải sản với các thứcăn khác.
    • Sử dụng dụng cụ đựng và thớt thái thức ăn sống và chín riêng.
    • Phải đậy nắp dụng cụ chứa thức ăn khi bảo quản

6.3. Thực phẩm sạch:

  • Nước:
    • ○  Dùng nước sạch hoặc nước đã lọc.
    • ○  Cho trẻ uống nước đun sôi để nguội.
  • Thực phẩm:
    • ○  Sử dụng thực phẩm tuơi, có nguồn gốc rõ ràng.
    • ○  Không sử dụng thực phẩm quá hạn.
    • ○  Rửa sạch trước khi chế biến.
    • ○  Thức ăn phải nấu chín kỹ.
    • ○  Cho trẻ ăn ngay sau khi chế biến.
    • ○  Nếu ăn thức ăn cũ cần đun sôi lại

6.4. Bảo quản sạch:

  • Đựng thức ăn bổ sung trong dụng cụ có nắp đậy kín.
  • Giữ thức ăn ở nơi sạch sẽ khô mát.
  • Bảo quản thực phẩm khô (như sữa, bột, đường) cẩn thận tránh côn trùng bò vào.

7. Một số thực đơn mẫu:

Thực đơn này là một gợi ý dự án đưa ra, bà mẹ có thể thay đổi các loại thực phẩm cho phù hợp với thức ăn sẵn có trong nhà hoặc tại địa phương vì với số lượng như đã đưa ra trong thực đơn, thành phần dinh dưỡng các loại thực phẩm cùng nhóm sẽ không thay đổi nhiều lắm.

  • 1 thìa cà phê đầy tương ứng 5g thực phẩm hoặc 5 ml nước.
  • 0.5 thìa cà phê tương ứng 3g thực phẩm.
  • Có thể thay thế các loại rau/củ tương đương nhau. Ví dụ: rau ngót thay bằng rau muống… cà rốt thay bằng bí đỏ…
  • Xay bột cho bé nên trộn gạo và đỗ tương theo tỷ lệ 5:1 (1 kg gạo + 200g đỗ tương). Thực hành chế biến món ăn

Thành phần trong một số thức ăn cho bữa phụ thông thường

Một số thực đơn mẫu
Một số thực đơn mẫu

Xay bột cho trẻ, trộn gạo và đỗ tương theo tỷ lệ 900 g bột gạo + 50 g gạo nếp + 50 g bột đỗ tương hoặc đỗ xanh

• Một số gợi ý về thực đơn ăn bổ sung cho trẻ:

Thực đơn mẫu 1 ăn bổ sung cho trẻ

Thực đơn mẫu
Thực đơn ăn bổ sung bột/ cháo lươn
Thực đơn bột/ cháo lươn
Có thể thay thế các loại rau/củ tương đương nhau. Ví dụ: rau ngót thay bằng rau muống, rau cải bó xôi…, cà rốt thay bằng bí đỏ… (1 thìa cà phê đầy các loại củ = 0.5 thìa cà phê các loại rau xanh).

Thực đơn ăn bổ sung Bột/cháo cá

Thực đơn ăn bổ sung Bột/cháo cá
Có thể thay thế các loại rau/củ tương đương nhau. Ví dụ: rau ngót thay bằng rau muống, rau dền, bó xôi…, cà rốt thay bằng bí đỏ, bí xanh… (1 thìa cà phê đầy các loại củ = 0.5 thìa cà phê các loại rau xanh).

Thực đơn ăn bổ sung Bột/cháo bò

Thực đơn ăn bổ sung Bột/cháo bò
Có thể thay thế các loại rau/củ tương đương nhau. Ví dụ: rau ngót thay bằng rau muống, rau cải, rau dền, bó xôi…, cà rốt thay bằng bí đỏ… (1 thìa cà phê đầy các loại củ = 0.5 thìa cà phê các loại rau xanh).

Thực đơn bột/cháo tôm

Thực đơn bột/cháo tôm

Có thể thay thế các loại rau/củ tương đương nhau. Ví dụ: rau ngót thay bằng rau muống, rau cải, bó xôi, bí xanh …, cà rốt thay bằng bí đỏ… (1 thìa cà phê đầy các loại củ = 0.5 thìa cà phê các loại rau xanh).

Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo các nhóm thức ăn sau đây:
Nhóm đạm là nhóm thức ăn giàu protein:

  • Thức ăn có nguồn gốc động vật: là các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao như: Trứng, sữa, thịt, cá, tôm, cua, lươn, nhộng, phủ tạng như: gan. Các loại thịt: lợn, bò, gà đều cho trẻ ăn được, không nhất thiết phải ăn toàn thịt nạc, mà nên sử dụng cả nạc lẫn mỡ.
  • Thức ăn nguồn gốc thực vật: Đậu đỗ các loại: đậu đen, đậu xanh, đậu nành…Trong đó đậu nành (đậu tương) có hàm lượng protein và lipit cao nhất. Đây là loại thức ăn khi ăn hỗn hợp với ngũ cốc sẽ trở thành những thức ăn giàu dinh dưỡng như thức ăn động vật mà thường rẻ tiền hơn.

Nhóm thức ăn giàu năng lượng:

  • Gồm dầu, bơ, mỡ, đường… Dầu và mỡ bổ sung năng lượng cho bữa ăn của trẻ. Chúng còn làm cho thức ăn mềm hơn và dễ nuốt. Ngoài mỡ động vật nên cho trẻ ăn dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu nành… Vì dầu có các tỉ lệ các axít béo không no cao hơn mỡ nên dễ hấp thu. Cho trẻ ăn dầu mỡ ngoài việc tăng năng lượng của khẩu phần ăn còn giúp trẻ hấp thu dễ dàng các loại vitamin tan trong dầu như: Vi- tamin A ,E, D, K …

Nhóm thức ăn giàu vitamin, chất khoáng và chất xơ:

  • Rau xanh và quả chín là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng vô cùng phong phú. Đây là loại thức ăn rất tốt đối với trẻ.
  • Các loại rau có lá màu xanh thẫm như: rau ngót, rau muống, rau dền, mồng tơi, rau cải… đều chứa nhiều vitamin C và các vi chất như beta-caroten (tiền vitamin A), và sắt giúp trẻ phòng chống khô mắt và thiếu máu. Các loại qủa chín: Đu đủ, xoài, chuối, cam, quýt, hồng xiêm…. cũng chứa nhiều vi chất khi ăn lại không bị hao hụt do không phải nấu nướng.

Mong rằng Phòng Đào tạo quản lý Y tế YCME đã cung cấp tới bạn đọc các thông tin hữu ích để giúp cho các mẹ có quá trình Ăn bổ sung cho các bé được diễn ra suôn sẻ hơn

    ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN



    0913.206.810