Khoảng 525.000 trẻ em trên toàn thế giới tử vong do các bệnh về tiêu chảy theo Tổ chức Y tế (WHO). Đây là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 tại trẻ nhỏ và hầu hết xảy ra trên cơ thể trẻ em có hệ miễn dịch yếu, làm tăng nguy cơ viêm đường ruột. Dưới đây là 6 dấu hiệu nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em mà các bố mẹ cần biết để nhận biết và điều trị kịp thời cho trẻ.
Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em là gì?
Nhiễm khuẩn đường ruột, hay còn gọi viêm đường ruột, là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em, do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào hệ tiêu hóa. Từ đó gây nên tình trạng tiêu chảy, đau quặn bụng, đi tiêu phân nước nhiều lần trong ngày, thậm chí có nhầy máu.

Triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
1. Đau bụng
Những cơn đau bụng dồn dập, dữ dội chính là đặc điểm nhận dạng đầu tiên của căn bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em. Đồng thời, các bé có thể cảm thấy chướng bụng, đầy hơi và có hiện tượng sốt.
2. Tiêu chảy
Tiêu chảy là một trong những dấu hiệu phổ biến của nhiễm khuẩn đường ruột. Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng, có thể lẫn nhầy hoặc máu, dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng.
3. Biếng ăn, chán ăn
Khi bị nhiễm khuẩn đường ruột, hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng, gây cảm giác chán ăn, bỏ bú. Điều này có thể làm trẻ suy dinh dưỡng và chậm phát triển.
4. Ho và sổ mũi
Một số trẻ khi nhiễm khuẩn đường ruột còn xuất hiện triệu chứng ho và sổ mũi. Cơ thể trẻ có thể trở nên mệt mỏi, xanh xao, kém linh hoạt.
5. Buồn nôn
Buồn nôn, nôn trớ là một dấu hiệu thường thấy khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột. Điều này khiến trẻ khó chịu, không muốn ăn uống, làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
6. Hình thái phân bất thường
Phân của trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột thường có dạng lỏng, có thể kèm theo chất nhầy hoặc máu. Trẻ cũng có thể bị mót rặn và đau bụng khi đi ngoài.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đường ruột
1. Nhiễm vi khuẩn từ lúc mới sinh
Môi trường không vô trùng khi sinh nở có thể làm mẹ bị nhiễm vi khuẩn Campylobacter hoặc E.Coli. Những vi khuẩn này có thể truyền sang bé qua đường hô hấp hoặc tiêu hóa.
2. Hệ tiêu hóa còn non nớt
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn chỉnh, dễ bị vi khuẩn xâm nhập như Campylobacter, Salmonella, Shigella, E.coli, gây tiêu chảy, đau bụng và sốt.
3. Nhiễm vi khuẩn từ thực ăn
Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ qua thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chế biến không đúng cách, đặc biệt là trong giai đoạn ăn dặm.
4. Môi trường
Môi trường sống không sạch sẽ là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột. Vi khuẩn có thể bám trên chăn, gối, nước uống hoặc đồ chơi của trẻ.
5. Thiếu chất dinh dưỡng
Chế độ ăn uống thiếu vi chất khiến hệ miễn dịch của trẻ suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây nhiễm khuẩn đường ruột.
6. Nguyên nhân khác
Trẻ có thể bị nhiễm khuẩn do tiếp xúc với đồ vật bẩn, dùng chung vật dụng với người bị bệnh, hoặc có thói quen đưa tay vào miệng.
Thời gian phục hồi của trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột phụ thuộc vào mức độ bệnh. Nếu nhẹ, trẻ có thể khỏi sau vài ngày khi được chăm sóc đúng cách. Trường hợp nặng, bệnh có thể kéo dài vài tuần và cần sự can thiệp y tế.

Điều trị nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em
1. Bù nước và điện giải
Tiêu chảy gây mất nước, cần bù nước kịp thời bằng dung dịch điện giải theo hướng dẫn bác sĩ. Pha Oresol đúng tỷ lệ để tránh tác dụng phụ.
2. Dùng kháng sinh
Chỉ sử dụng kháng sinh theo chỉ định bác sĩ, không tự ý dùng hoặc kết hợp thuốc.

3. Thuốc hỗ trợ
Bổ sung kẽm giúp tăng cường miễn dịch, đúng liều lượng (≤10mg/ngày với trẻ <6 tháng, ≤20mg/ngày với trẻ ≥6 tháng, trong 10-14 ngày).
4. Men vi sinh
Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ phục hồi nhanh chóng.
Phương pháp chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột
Chăm sóc trẻ đúng cách giúp nâng cao hiệu quả điều trị tiêu chảy do nhiễm trùng. Hãy tham khảo một số lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ:
- Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, dụng cụ ăn uống.
- Chế độ ăn mềm, lỏng, dễ tiêu.
- Uống nhiều nước.
- Vệ sinh môi trường sống.
- Theo dõi sát triệu chứng, đưa trẻ đến viện nếu có dấu hiệu nguy hiểm như sốt cao, tiêu ra máu, co giật, lừ đừ.
Bài đọc trên đã cung cấp những thông tin quan trọng về triệu chứng, nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng đường ruột. Việc tuân thủ hướng dẫn y tế và duy trì chế độ dinh dưỡng, vệ sinh hợp lý sẽ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục. Bố mẹ nên theo dõi sát sao tình trạng của trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu bất thường.